1652 Phạm Thế Hiển Phường 6 Quận 8, TP Hồ Chí Minh,

Thực phẩm đông lạnh có tốt không? Các lợi ích khi dùng thực phẩm đông lạnh

Đăng bởi phạm thị ngọc Dung | 09/06/2023 | 0 bình luận
Thực phẩm đông lạnh có tốt không? Các lợi ích khi dùng thực phẩm đông lạnh

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn xem có nên sử dụng thực phẩm đông lạnh hay không vì lo ngại gây hại cho sức khỏe?

1. Thực phẩm đông lạnh là gì?

Thực phẩm đông lạnh là thực phẩm được cấp đông, làm lạnh nhanh ở nhiệt độ âm 20 độ C trong thời gian ngắn rồi tiếp tục được trữ đông ở âm 16 độ C.

2. Tại sao phải đông lạnh thực phẩm?

Việc đông lạnh thực phẩm sẽ giúp thực phẩm gần như giữ nguyên được hình dáng bên ngoài, cũng như chất dinh dưỡng vốn có vì ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật sẽ bị đóng băng và ngưng phát triển nên hạn chế làm hư hỏng hay khiến thực phẩm mất chất.

3. Thực phẩm đông nhanh và đông chậm khác nhau như thế nào?

Thông thường, những sản phẩm đông lạnh được bày bán tại siêu thị đều là thực phẩm đông nhanh. Còn việc bạn mua đồ tươi về cho vào ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông thì đó chỉ là những thực phẩm đông chậm. Và việc này thường phải mất khoảng vài tiếng đến 1 ngày để giúp thực phẩm đông lại.

Trong quá trình làm đông chậm, những tinh thể nước đá phát triển to ra, vô tình những cạnh sắc nhọn của tinh thể sẽ đâm toạc màng tế bào nên khi rã đông, thực phẩm sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng và không được ngon như ban đầu.

Ngược lại, phương pháp làm đông nhanh như những thực phẩm đóng túi đông lạnh trong siêu thị thường chỉ mất khoảng 2 - 6 tiếng, nên những tinh thể nước đá không thể to lên được. Nhờ đó chất lượng và độ dinh dưỡng thực phẩm gần như được giữ nguyên mà không bớt đi hay thay đổi.

4. Lợi ích khi sử dụng thực phẩm đông lạnh

Thực phẩm đông lạnh có đầy đủ dinh dưỡng

Thực phẩm đông lạnh sẽ không có nhiều natri như thực phẩm được bảo quản bằng hóa chất nên khi sử dụng sẽ đỡ gây hại cho sức khỏe.

Trái cây và rau quả đông lạnh vẫn giữ được độ tươi ngọt và lượng calo vốn có. Bên cạnh đó, khi đông lạnh cá hay các loại hải sản cũng giúp chúng giữ được độ tươi ngon và lượng dinh dưỡng ban đầu.

Thực phẩm đông lạnh có thể giúp bạn tiết kiệm tiền

Khi mua các thực phẩm đông lạnh có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền nhất định do các đồ đông lạnh thường sẽ có giá ít hơn so với loại tươi sống.

Đồng thời, đông lạnh thực phẩm sẽ giúp bạn bảo quản được các thực phẩm bị thừa và tránh làm hư hỏng gây lãng phí thức ăn.

Thực phẩm đông lạnh dễ dàng để chế biến

Bạn là một người năng động, bận rộn nên luôn tìm kiếm những cách thực hiện tiết kiệm thời gian nhất có thể, thế thì thực phẩm đông lạnh sẽ là lựa chọn vô cùng lý tưởng luôn đấy!

Vì thông thường, hầu hết các thực phẩm đông lạnh đều được sơ chế sẵn, trái cây, rau củ được gọt vỏ và cắt sẵn, thịt cá được làm sạch, cắt và đóng gói riêng. Thế nên chỉ cần thêm một chút thời gian để chuẩn bị nữa là có ngay bữa ăn ngon rồi.

Thực phẩm đông lạnh rất đa dạng cho bạn lựa chọn

Khi lựa chọn thực phẩm đông lạnh có thể giúp bạn xác định được chính xác 1 lượng thức ăn mà bạn cần cho cơ thể.

Trái cây và rau quả khi được đông lạnh sẽ không bị thêm bất kì chất nào và không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài nên giữ nguyên vẹn được độ tươi ngon và dưỡng chất vốn có.

Thực phẩm đông lạnh giúp bạn chế biến nhiều món ăn

Việc sử dụng thực phẩm đông lạnh vừa giúp bạn tiết kiệm được thời gian chế biến lại có thêm nhiều lựa chọn hơn cho bữa ăn bởi sự đa dạng của các thực phẩm.

5. Những hạn chế của thực phẩm đông lạnh

Mất chất dinh dưỡng: Thực phẩm đông lạnh thường sẽ bị mất chất dinh dưỡng rất ít nếu được bảo quản dưới âm 20 độ C nhưng nếu ở nhiệt độ cao hơn thì sẽ kéo theo nhiều chất dinh dưỡng khác bị giảm hay mất đi.

Thực phẩm đông lạnh bị thay đổi mùi vị:

Khi bảo quản những thực phẩm chứa chất béo không bão hòa và dễ bị ảnh hưởng như thịt, cá, gà,... thì khi đông lạnh, chất béo vẫn bị oxi hóa mặc dù rất chậm.

Môi trường trữ đông có độ ẩm thấp hơn độ ẩm ở thực phẩm nên nước sẽ dễ thoát ra ngoài khiến thịt khô, dai và không ngon.

Thời gian rã đông lâu:

Việc rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng sẽ là điều kiện cho vi sinh vật hoạt động trở lại và phần nào gây hại đến thực phẩm.

Vì vậy, bạn nên rã đông thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh để tránh làm phát sinh các chất gây hại dù mất khá nhiều thời gian.

6. Thời gian trữ đông và cách trữ đông các loại thực phẩm

Hải sản và thịt sống

Hải sản và thịt sống bạn nên bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh càng sớm càng tốt và khi bảo quản cần chia riêng các loại thực phẩm vào túi, hộp đậy kín lại, không để nước từ thực phẩm này nhỏ vào thực phẩm khác để tránh tình trạng nhiễm chéo vi khuẩn.

Bên cạnh đó, nếu tủ lạnh nhà bạn có ngăn đông mềm thì có thể bảo quản các loại hải sản, thịt sống cần dùng trong thời gian ngắn để không tốn nhiều thời gian rã đông.

Thời gian trữ đông của hải sản và thịt sống được chia thành các khoảng khác nhau như:

  • Thịt xông khói (chưa mở túi): 2 tuần

  • Gà: 1 - 2 ngày

  • Thịt xay: 1 - 2 ngày

  • Xúc xích (chưa mở túi): 2 tuần

  • Thịt lợn, sườn và thịt quay: 3 - 5 ngày

  • Tôm sống: 2 ngày

  • Hải sản có vỏ: 2 ngày

  • Hải sản đã lột vỏ: 1 ngày

Rau củ quả

Trái cây và rau củ bạn nên rửa sạch, để ráo sau đó cho vào túi phân loại rồi chọc thủng vài lỗ để thoáng khí và bảo quản riêng biệt để tránh việc rau hấp thụ khí ethylene thải ra từ một số loại trái cây khiến rau dễ bị hư hỏng.

Lưu ý, đối với một số loại rau củ quả như chuối, đào, bơ, khoai tây, hành tây, tỏi, cà chua dễ thải khí ethylene nên không cần cất trong trong tủ lạnh bởi chúng sẽ khiến thực phẩm gần đó chín hoặc nhanh hỏng hơn.

Các loại rau củ quả khác nhau sẽ có các khoảng thời gian bảo quản phù hợp khác nhau như:

  • Táo: 3 tuần

  • Việt quất: 1 tuần

  • Bông cải xanh và bông cải trắng: 1 tuần

  • Cải thìa, cải xoăn và rau bina: 3 ngày

  • Chanh: 3 tuần

  • Xà lách: 5 ngày

  • Dưa hấu: 5 ngày

  • Nấm: 1 tuần

Trứng

Trứng bạn nên cho vào các hộp riêng để giảm nguy cơ bị vỡ và bảo quản ở các ngăn chính để có thể duy trì nhiệt độ ổn định, thay vì để ở cánh cửa tủ lạnh nhé! Thời gian bảo quản của trứng rơi vào khoảng 3 - 5 tuần.

Sữa thanh trùng

Sữa thanh trùng khi mua về bạn nên cất ngay vào tủ lạnh thay vì để ở nhiệt độ phòng quá lâu. Đồng thời, các sản phẩm từ sữa như phô mai khi dùng dư bạn nên cất trong hộp kín, tránh bị nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm khác. Còn với bơ thì để nguyên trong hộp đựng ban đầu và bảo quản trong cửa tủ lạnh.

Khi bảo quản cần lưu ý các khoảng thời gian sao cho phù hợp với từng loại thực phẩm nhé!

  • Sữa: 1 tuần

  • Sữa chua: 2 tuần

  • Phô mai cứng (chưa mở túi): 4 - 6 tháng

  • Phô mai mềm (chưa mở túi): 2 tuần

  • Bơ: 3 tháng

Các loại gia vị khô, sốt chấm

Đối với các sản phẩm khô, bạn không cần phải lưu trữ trong tủ lạnh vì độ ẩm trong tủ sẽ làm hỏng độ giòn ngon vốn có của thực phẩm và có các khoảng thời gian nhất định như:

  • Tương cà: 6 tháng

  • Mayonnaise: 2 tháng

  • Mù tạt: 1 tháng

  • Nước tương: 1 năm

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: