Ăn đồ đông lạnh lâu ngày sẽ có ảnh hưởng tới sức khỏe. Đây là điều mà nhiều người lo lắng và đắn đo khi nghĩ đến, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Quả thật việc đông lạnh thực phẩm để dùng dần là điều ai cũng thực hiện nếu đồ ăn trong nhà quá nhiều. Tuy nhiên một số thông tin cho rằng việc sử dụng đồ đông lạnh lâu ngày rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Thật ra việc đông lạnh thực phẩm là cách để bảo quản chúng an toàn và đơn giản nhất tại nhà. Đặc biệt trong thời gian tình hình dịch bệnh Covid- 19 đang căng thẳng, phức tạp thì nhiều gia đình đã tích trữ thực phẩm thiết yếu trong tủ lạnh để hạn chế ra ngoài.
Tuy nhiên, thực phẩm đều có hạn sử dụng và khi đến thời gian thì nó cũng bị hư. Lý giải cho điều này là bởi vì vi khuẩn đã bám sẵn trong thực phẩm mà bạn để trong tủ lạnh, nhiệt độ giảm chỉ làm chậm quá trình phát triển của chúng mà thôi.
Chắc hẳn ai cũng nghĩ trước khi để vô ngăn đông lạnh thì đã rửa hay sơ chế sạch rồi sao còn có vi khuẩn, chúng từ đâu ra? Thực tế, khi bạn rửa sạch thì chỉ rửa đi vi khuẩn bám mặt ngoài nhưng trong không khí và trong nước khi bạn sơ chế nguyên liệu lại có hàng ngàn vi khuẩn kèm theo mà mắt thường bạn không thể nhìn thấy được.
Dù để ráo nước nhưng vi khuẩn đã bám vào, khi đưa vào tủ lạnh thì chúng vẫn sống “nhe răng”. Đây cũng là nguyên nhân khiến thực phẩm bạn không còn tươi khi đông lạnh lâu ngày.
Điều này được nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân 115 bác sĩ Lê Thị Ngọc Vân giải thích rằng việc bảo quản thực phẩm sạch còn phụ thuộc vào cách mà bạn bảo quản chúng, trữ đông chỉ làm giảm khả năng hoạt động của các vi khuẩn nhưng không ngăn chặn chúng. Vi khuẩn có thể lây lan qua các thực phẩm khác, nếu thực phẩm đã nhiễm khuẩn sẵn.
Hơn hết, như đã đề cập mọi thực phẩm đều có hạn sử dụng, nó được tính bằng các dưỡng chất, khoáng chất có trong thực phẩm. Các vi khuẩn này cần có năng lượng để hoạt động, vì vậy ngoài lây lan ra chúng còn tiếp nạp dưỡng chất có trong thực phẩm để duy trì sự sống và ngủ đông.
Theo Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng cho biết:“Dù thực phẩm cấp đông có thể bảo quản thời gian dài hơn một tuần không bị hỏng, nhưng nếu cấp đông quá lâu, thực phẩm sẽ mất dần chất dinh dưỡng, khi ăn không còn nhiều giá trị. Đặc biệt là các loại rau xanh, bảo quản lâu trong tủ lạnh khi nấu chỉ còn chất xơ, vitamin còn rất ít".
Từ đó, thực phẩm đông lạnh để lâu rất ảnh hưởng tới sức khỏe vì dinh dưỡng của nó đã bị biến đổi và nhiễm khuẩn, nếu sử dụng thì dù nhìn còn tươi mới nhưng vẫn không hề an toàn. Vậy thời gian tích trữ tốt nhất của từng loại thực phẩm là bao lâu?
Mỗi loại thực phẩm đều có hạn sử dụng, và thời gian tốt để tích trữ từng loại thực phẩm cũng khác nhau, cùng với cách bảo quản khác nhau. Theo như lời khuyên từ USDA, các nhà khoa học thực phẩm và nhà sản xuất thực phẩm của Mỹ đã đưa thời gian cất trữ từng nhóm thực phẩm trong tủ lạnh như sau:
-
Phô mai cứng: 4 đến 6 tháng, chưa mở
-
Phô mai mềm: 2 tuần, chưa mở
-
Bơ: 3 tháng
-
Trứng: 3 đến 5 tuần
-
Sữa: 1 tuần
-
Sữa chua: 2 tuần
-
Táo: 3 tuần
-
Quả việt quất: 1 tuần
-
Bông cải xanh và súp lơ trắng: 1 tuần
-
Cải thìa, cải xoăn và rau bina: 3 ngày
-
Chanh: 3 tuần
-
Xà lách: 5 ngày
-
Dưa hấu: 5 ngày
-
Nấm: 1 tuần
-
Thịt xông khói: 2 tuần, chưa mở
-
Gà: 1 đến 2 ngày
-
Thịt xay: 1 đến 2 ngày
-
Xúc xích: 2 tuần, chưa mở
-
Thịt lợn và thịt quay: 3 đến 5 ngày
-
Tôm sống: 2 ngày
-
Hải sản có vỏ: 2 ngày
-
Hải sản đã lột vỏ: 1 ngày
-
Tương cà: 6 tháng
-
Mayonnaise: 2 tháng
-
Mù tạt: 1 tháng
-
Nước tương: 1 năm
Để bảo quản các loại thịt gà, thịt heo, thịt bò, cá và các loại hải sản khác thì bạn nên đặt chúng trong ngăn đông lạnh càng sớm càng tốt bởi để lâu ngoài không khí chúng rất dễ bị biến chất nhanh.
Trước khi bảo quản chúng, bạn nên rửa sạch tay để tránh nhiễm khuẩn lên thịt và cắt thành miếng vừa phải đối với thịt, rồi cho vào hộp hoặc túi sạch đậy kín.
Trước khi bảo quản, hãy làm sạch tủ lạnh để loại bỏ vi khuẩn, giúp thực phẩm trong tủ lạnh được giữ sạch và an toàn hơn. Nếu bạn dùng chúng ở thời gian ngắn thì hãy đặt chúng vào ngăn đông mềm để bảo quản để tránh tốn thời gian rã đông.
Còn để bảo quản trái cây và rau củ được tươi, sạch thì bạn nên giữ chúng riêng biệt để tránh rau hấp thu khí ethylene thải ra từ các loại trái cây làm rau củ dễ bị hư hỏng nhanh.
Ngoài ra, bạn cũng nên phân loại rau củ và cất giữ riêng biệt, nếu để trong túi thì chọc thủng vài lỗ để thoáng khí, trước khi cất giữ trong ngăn đông thì nhớ rửa sạch để thật ráo mới cho vào tủ.
Các loại trái cây như chuối, bơ, ổi,...rất mau chín nên đừng đặt trong tủ lạnh vì chúng thải khí ethylene ảnh hưởng với các thực phẩm khác. Các loại củ như hành tây, tỏi, khoai tây,...thì tốt nhất bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Trứng
Đối với trứng thì bạn nên đặt ở ngăn mát thì tốt hơn trong ngăn đông, khi bảo quản hãy đặt chúng vào những ô dành riêng tại cửa hoặc trong hộp để tránh bị vỡ.
Sữa là thực phẩm dễ bị biến đổi chất khi để ở nhiệt độ phòng, vì thế khi mua về hãy để ngay trong tủ lạnh.
Các loại sản phẩm khác làm từ sữa như phô mai thì nếu còn dư thì dùng hộp kín để bảo quản để tránh nhiễm khuẩn từ thực phẩm khác, còn với bơ thì để nguyên trong hộp đựng ban đầu, đặt ở cửa tủ lạnh nếu nơi đó còn trống.
Đối với thực phẩm khô thì không nên bảo quản trong tủ lạnh vì dễ bị hỏng do độ ẩm cũng như mùi vị của chúng. Hãy bảo quản chúng ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Bên trên là câu trả lời về việc ăn đồ đông lạnh có hại sức khỏe hay không ?. Mong qua bài viết, các bạn hiểu thêm vì sao không nên để thực phẩm lâu trong tủ lạnh cũng như cách bảo quản các loại thực phẩm sao cho đúng cách.